EconPapers    
Economics at your fingertips  
 

Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội quá mức và hiệu suất công việc nhân viên ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Tri Cao, Nguyễn Huỳnh Anh Thư and Lê Thị Ngọc Tú
Additional contact information
Nguyễn Huỳnh Anh Thư: Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lê Thị Ngọc Tú: Trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 2022, vol. 17, issue 1, 116-136

Abstract: Truyền thông xã hội là một trong những công cụ xây dựng cộng đồng, cho phép người dùng kết nối với người khác bất kể vị trí và thời gian. Người lao động sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội khác nhau để chia sẻ kiến thức, giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp trong các tổ chức (Aral, Dellarocas, & Godes, 2013; Landers & Schmidt, 2016), từ đó nâng cao hiệu suất công việc. Tuy nhiên, việc truy cập vào phương tiện truyền thông xã hội có nhiều khả năng dẫn đến việc sử dụng quá mức và vô tình tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng hơn, dẫn đến kết quả tiêu cực trong các tổ chức (Cao & Yu, 2019). Nghiên cứu này xác định sự tác động và mức độ tác động của các kiểu sử dụng quá mức khác nhau của mạng xã hội đối với hiệu suất công việc thông qua sự căng thẳng tại nơi làm việc của 328 người lao động tại Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh (Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), cụ thể là các trưởng phó phòng ban và nhân viên làm việc trong văn phòng, được khảo sát trực tuyến vào tháng 05 năm 2020. Tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu đã được kiểm tra bằng CFA và SEM. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy Sử dụng quá mức nhu cầu xã hội của phương tiện truyền thông xã hội tại nơi làm việc tác động mạnh nhất và đáng kể tới sự căng thẳng tại nơi làm việc. Kế đến là Sử dụng quá mức nhu cầu thụ hưởng và Xung đột công nghệ-công việc. Sự căng thẳng tại nơi làm việc có tác động ngược chiều với hiệu suất công việc. Tuy nhiên, Sử dụng quá mức nhu cầu nhận thức không có mối quan hệ với sự căng thẳng tại nơi làm việc. Một số hàm ý quản trị được đề xuất dựa vào kết quả nghiên cứu để có thể sử dụng hợp lý phương tiện truyền thông xã hội, từ đó cải thiện mối quan hệ và hiệu suất của người lao động.

Keywords: căng thẳng trong công việc; hiệu suất công việc; sử dụng quá mức; truyền thông xã hội; xung đột công nghệ-công việc (search for similar items in EconPapers)
Date: 2022
References: Add references at CitEc
Citations:

Downloads: (external link)
https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/econ-vi/article/view/919/1515 (application/pdf)

Related works:
This item may be available elsewhere in EconPapers: Search for items with the same title.

Export reference: BibTeX RIS (EndNote, ProCite, RefMan) HTML/Text

Persistent link: https://EconPapers.repec.org/RePEc:bjw:econvi:v:17:y:2022:i:1:p:116-136

DOI: 10.46223/HCMCOUJS.econ.vi.17.1.919.2022

Access Statistics for this article

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH is currently edited by Nguyen Thuan

More articles in TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH from HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE, HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY
Bibliographic data for series maintained by Vu Tuan Truong ().

 
Page updated 2025-03-19
Handle: RePEc:bjw:econvi:v:17:y:2022:i:1:p:116-136