EconPapers    
Economics at your fingertips  
 

Phân tích phi tuyến trụ thép truyền tải điện sử dụng phương pháp phân tích dầm-cột

Đặng Thị Phương Uyên (), Lê Thanh Cường and Ngô Hữu Cường
Additional contact information
Đặng Thị Phương Uyên: Công ty Tư Vấn Điện Miền Nam, Việt Nam
Lê Thanh Cường: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngô Hữu Cường: Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, 2016, vol. 11, issue 1, 30-42

Abstract: Để phản ánh sự làm việc thực tế của tháp trụ truyền tải điện, những yêu cầu về mô hình phân tích và các xem xét trong quá trình sử dụng trong thiết kế phải được xác định và đánh giá rõ ràng. Việc sử dụng phân tích phi tuyến phi đàn hồi sẽ trực tiếp giải quyết được những nhược điểm của phương pháp thiết kế dựa vào phân tích đàn hồi tuyến tính trên. Thuận lợi lớn của phương pháp thiết kế dựa vào phân tích trực tiếp tác động phi tuyến hình học và vật liệu là: (i) không cần dùng hệ số chiều dài tính toán vì tác động phi tuyến hình học đã được tích hợp trực tiếp; (ii) kể đến sự tương tác do sự chảy dẻo và mất ổn định dần dần theo sự tăng tải; (iii) cung cấp kết quả nội lực toàn bộ kết cấu có kể đến sự phân phối lại nội lực như trạng thái chịu lực thật của hệ; (iv) dự đoán được độ cứng của hệ chính xác hơn; (v) hình dung được ứng xử phi tuyến của hệ, trình tự và dạng phá hoại của cấu kiện và hệ kết cấu, khả năng chịu lực cực hạn của hệ; (vi) áp dụng một cách hợp lý và phù hợp với tất cả các loại kết cấu khung bao gồm khung không giằng, khung có giằng và khung kết hợp. Trong bài báo này đưa ra những vấn đề sau: sử dụng phương pháp dầm-cột dùng hàm ổn định có khớp dẻo hai đầu để mô phỏng ứng xử phi tuyến của cấu kiện trụ thép truyền tải điện, sau đó tìm hiểu thuật toán giải phi tuyến để áp dụng phân tích hệ kết cấu chịu tĩnh tải. Và xây dựng chương trình ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình Fortran để phân tích phi tuyến hệ khung cứng, khung giằng, dàn và trụ tháp thép truyền tải điện. Sau đó kiểm chứng độ tin cậy của chương trình phát triển bằng các kết quả của các nghiên cứu khác và kết quả phân tích bằng SAP2000. Áp dụng chương trình phát triển để thiết kế trực tiếp trụ tháp điện

Keywords: Dầm-cột; Hàm ổn định; Phi tuyến; Trụ thép. (search for similar items in EconPapers)
Date: 2016
References: Add references at CitEc
Citations:

Downloads: (external link)
https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/tech-vi/article/view/831/693 (application/pdf)

Related works:
This item may be available elsewhere in EconPapers: Search for items with the same title.

Export reference: BibTeX RIS (EndNote, ProCite, RefMan) HTML/Text

Persistent link: https://EconPapers.repec.org/RePEc:bjw:techvi:v:11:y:2016:i:1:p:30-42

Access Statistics for this article

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ is currently edited by Nguyen Thuan

More articles in TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ from HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE, HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY
Bibliographic data for series maintained by Vu Tuan Truong ().

 
Page updated 2025-03-19
Handle: RePEc:bjw:techvi:v:11:y:2016:i:1:p:30-42