Khảo sát tiềm năng kháng khuẩn từ cao chiết lá cây ổi (Psidium guajava L.)
Dương Nhật Linh (),
Nguyễn Tấn Phát,
Nguyễn Đoàn Thanh Liêm,
Trần Thị Á Ni,
Nguyễn Thanh Duy and
Nguyễn Văn Minh
Additional contact information
Dương Nhật Linh: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Tấn Phát: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam
Nguyễn Đoàn Thanh Liêm: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trần Thị Á Ni: Công ty TNHH MIDOLI, Việt Nam
Nguyễn Thanh Duy: Đại học San Francisco, Hoa Kỳ
Nguyễn Văn Minh: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, 2019, vol. 14, issue 1, 84-94
Abstract:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học, các hợp chất từ thực vật giữ vai trò chính trong việc phát hiện và phát triển các dược phẩm mới, được xem như là một trong những nguồn thay thế lý tưởng vì mức độ an toàn, không hoặc ít phản ứng phụ và có nhiều đích tác động khác nhau lên tế bào vi khuẩn nên ít có nguy cơ gây ra sự kháng thuốc, trong đó Ổi (Psidium guajava L.) rất giàu các chất chống oxy hóa, vitamin C, kali và chất xơ. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm tiêu chảy. Trong kết quả nghiên cứu này, cao ethyl axetat từ lá cây ổi có khả năng kháng khuẩn và kháng cao nhất với MRSA (31,67 ± 1,52mm). Cao chiết ethyl axetat có tác động ức chế MRSA, E. coli và Salmonella typhi ở nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 1/128 tương ứng nồng độ 1,5625mg/mL và có tác động ức chế P. aeruginosa ở giá trị MIC là 1/256 tương ứng nồng độ 0,78mg/mL. Kết hợp phương pháp sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng, chúng tôi đã phân lập và tinh chế được hợp chất PG01 có khả năng kháng MRSA cao nhất. Dựa trên dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR cho thấy cấu trúc của hợp chất có khả năng kháng khuẩn mạnh (PG01) được xác định là 3-β-hydroxylup-20(29)-ene. Kết quả của đề tài có thể sẽ mở ra một hướng phát triển mới cho ngành Dược trước những thách thức của tình hình vi khuẩn đề kháng kháng sinh hiện nay.
Keywords: cây ổi; cao chiết; kháng khuẩn; MRSA (search for similar items in EconPapers)
Date: 2019
References: Add references at CitEc
Citations:
Downloads: (external link)
https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/tech-vi/article/view/2162/1644 (application/pdf)
Related works:
This item may be available elsewhere in EconPapers: Search for items with the same title.
Export reference: BibTeX
RIS (EndNote, ProCite, RefMan)
HTML/Text
Persistent link: https://EconPapers.repec.org/RePEc:bjw:techvi:v:14:y:2019:i:1:p:84-94
DOI: 10.46223/HCMCOUJS.tech.vi.14.1.2162.2019
Access Statistics for this article
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ is currently edited by Nguyen Thuan
More articles in TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ from HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE, HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY
Bibliographic data for series maintained by Vu Tuan Truong ().