Nghiên cứu đặc tính hóa lý và ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ ammonium, nitrite và nitrate của than sinh học từ xơ dừa
Võ Thị Minh Thảo (),
Nguyễn Thị Cành,
Nguyễn Lữ Nguyệt Hằng,
Vũ Cao Lan Anh,
Nguyễn Minh Khánh,
Nguyễn Ngọc Phi,
Trần Tuấn Anh,
Phạm Thị Ái Niệm and
Nguyễn Tấn Đức
Additional contact information
Võ Thị Minh Thảo: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Thị Cành: Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Lữ Nguyệt Hằng: Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Vũ Cao Lan Anh: Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Minh Khánh: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Phi: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trần Tuấn Anh: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phạm Thị Ái Niệm: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Tấn Đức: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, 2023, vol. 18, issue 1, 5-16
Abstract:
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các tính chất hóa lý và ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ ammonium, nitrite và nitrate của than sinh học từ xơ dừa từ đó hướng đến làm vật liệu lọc trong xử lý nước thải. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thường quy trong xác định hiệu suất tạo than, độ tro, khối lượng riêng, pH, EC và phân tích cấu trúc vật liệu bằng SEM, BET, FTIR và XRD. Đồng thời, xác định ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ các hợp chất nitrogen trong xơ dừa thông qua hiệu suất hấp phụ. Kết quả cho thấy than sinh học từ xơ dừa có độ giữ nước khá lớn 503.87 ± 36.44%, diện tích bề mặt riêng đạt 378.41 m2/g; trên bề mặt than có nhiều lỗ rỗng, độ xốp cao với kích thước lỗ rỗng hấp phụ và giải hấp phụ trung bình đạt 0.118nm và 0.121nm và có các nhóm chức O-H, C = O, -CH, C = C thuận lợi cho cơ chế hấp phụ hóa học. Than sinh học xơ dừa có pHPZC là 5.2 và có cấu trúc carbon vô định hình. Giá trị pH để hấp phụ tốt ammonium là 8 và nitrite, nitrate là 2 với hiệu suất hấp phụ lần lượt là 40%, 99.78% và 99.11% từ đó hướng đến tối ưu hóa quá trình loại bỏ các hợp chất nitrogen trong môi trường.
Keywords: điểm điện tích không; hấp phụ; khả năng giữ nước; than sinh học; xơ dừa (search for similar items in EconPapers)
Date: 2023
References: Add references at CitEc
Citations:
Downloads: (external link)
https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/tech-vi/article/view/2200/1871 (application/pdf)
Related works:
This item may be available elsewhere in EconPapers: Search for items with the same title.
Export reference: BibTeX
RIS (EndNote, ProCite, RefMan)
HTML/Text
Persistent link: https://EconPapers.repec.org/RePEc:bjw:techvi:v:18:y:2023:i:1:p:5-16
DOI: 10.46223/HCMCOUJS.tech.vi.18.1.2200.2023
Access Statistics for this article
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ is currently edited by Nguyen Thuan
More articles in TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ from HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE, HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY
Bibliographic data for series maintained by Vu Tuan Truong ().