Đánh giá khả năng tiết chitinase ngoại bào và đối kháng nấm Pyricularia oryzae của vi khuẩn và xạ khuẩn phân lập từ đất vùng rễ lúa ở tỉnh Kiên Giang
Đinh Anh Hòa (),
Trần Thị Phấn,
Trần Thùy Trang,
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt,
Nguyễn Thị Thùy Dương,
Nguyễn Hải An and
Lê Thị Mai Châm
Additional contact information
Đinh Anh Hòa: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trần Thị Phấn: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trần Thùy Trang: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Thị Thùy Dương: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Hải An: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lê Thị Mai Châm: Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, 2024, vol. 19, issue 2, 50-66
Abstract:
Nấm Pyricularia oryzae là một trong những đối tượng gây bệnh đạo ôn ở cây lúa. Cơ chế lây nhiễm là xâm nhiễm trực tiếp qua màng sinh chất, tiết ra độc tố tế bào và hình thành tế bào truyền nhiễm chuyên gây bệnh cho cây lúa ở một số loài (Muni & Nadarajah, 2014). Vì vậy, chế phẩm chứa các hoạt chất sinh học từ vi sinh vật có khả năng kháng nấm gây bệnh và không gây hại cho con người với môi trường, là biện pháp đầy tiềm năng để quản lý nấm gây bệnh trên lúa. Thuộc nhóm vi sinh vật có lợi, vi khuẩn và xạ khuẩn vùng rễ được biết đến là nhóm ứng dụng khả năng đối kháng trong việc phòng trị bệnh do nấm gây ra. Nghiên cứu này đã sàng lọc được 11 chủng xạ khuẩn và 10 chủng vi khuẩn có hoạt tính chitinase cao, từ 09 mẫu đất vùng rễ lúa tại tỉnh Kiên Giang. Trong đó, chủng B.KG4.1 và S.KG1.1 có tiềm năng ức chế nấm Pyricularia oryzae mạnh bằng phương pháp đồng nuôi cấy với hiệu suất đối kháng lần lượt đạt 90.9% và 87.41% sau 15 ngày. Hiệu suất đối kháng với nấm Pyricularia oryzae của các chủng vi khuẩn có mối tương quan tỷ lệ thuận với khả năng tiết chitinase ngoại bào của chúng. Dựa trên đặc điểm mô tả hình thái và giải trình tự gen 16S-rRNA, chủng S.KG1.1 được xác định là Streptomyces carpinensis và chủng B.KG4.1 thuộc nhóm Bacillus amyloliquefaciens. Với những đặc điểm trên, Bacillus amyloliquefaciens B.KG4.1 và Streptomyces carpinensis S.KG1.1 có tiềm năng khai thác trong sản xuất chế phẩm chứa các hoạt chất sinh học trong phòng trừ nấm Pyricularia oryzae gây bệnh trên lúa.
Keywords: bacillus sp.; bệnh đạo ôn; pyricularia oryzae; streptomyces carpinensis; vi sinh vật vùng rễ (search for similar items in EconPapers)
Date: 2024
References: Add references at CitEc
Citations:
Downloads: (external link)
https://journalofscience.ou.edu.vn/index.php/tech-vi/article/view/3507/2221 (application/pdf)
Related works:
This item may be available elsewhere in EconPapers: Search for items with the same title.
Export reference: BibTeX
RIS (EndNote, ProCite, RefMan)
HTML/Text
Persistent link: https://EconPapers.repec.org/RePEc:bjw:techvi:v:19:y:2024:i:2:p:50-66
DOI: 10.46223/HCMCOUJS.tech.vi.19.2.3507.2024
Access Statistics for this article
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ is currently edited by Nguyen Thuan
More articles in TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ from HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE, HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY
Bibliographic data for series maintained by Vu Tuan Truong ().