Giáo trình Quản trị Kinh doanh Khách sạn
Ha Nam Khanh Giao,
Nguyen van Binh and
Nguyen Son Tung
No 7ysem, OSF Preprints from Center for Open Science
Abstract:
DẪN NHẬP Trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức WTO (11/01/2007), ngành du lịch đã khẳng định vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, lấy một ví dụ cụ thể là tại TP HCM, trong năm 2010, tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP là 10% và con số này là 11% trong năm 2011 . Tính đến thời điểm gần cuối năm 2011, lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 3,5 triệu lượt (so với 6.014.032 lượt của cả nước , đạt tỷ lệ 58,2%), tăng 12,9% so với năm 2010 và hoàn thành kế hoạch năm 2011, tổng doanh thu du lịch ước đạt 49.000 tỉ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu mảng khách sạn nhà hàng lên đến 29.000 tỉ đồng, doanh thu lữ hành ước đạt 12.000 tỉ đồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM dự định sẽ đón 3.780.000 lượt khách quốc tế vào TP HCM năm 2012, 4.100.000 lượt vào năm 2013, 4.600.000 lượt năm 2014 và 5.000.000 vào năm 2015 mang về doanh thu toàn ngành đạt 109.000 tỷ đồng. Để đón đầu sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch TP HCM nói riêng và cả nước nói chung, mảng kinh doanh lưu trú và các dịch vụ bổ sung mà khách sạn làm đại diện phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất và đúng chuẩn, và một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng đóng góp cho sự phát triển này chính là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành KS – NH. Với một lượng cơ sở lưu trú thuộc vào loại lớn nhất nước, nhưng trên thực tế cho thấy lao động trong ngành du lịch ở TP HCM chỉ có khoảng ½ tổng số nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành trước khi vào làm việc, còn lại là lao động thuộc các ngành nghề khác chuyển sang, chất lượng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo chuyên ngành khách sạn – nhà hàng đủ năng lực cung cấp cho các khách sạn từ 3 đến 5 sao còn rất hạn chế, đa số là phải đào tạo lại. Kế thừa các công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản trị khách sạn – nhà hàng trong và ngoài nước, quyển giáo trình này với mục tiêu là khái quát hóa các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn – nhà hàng, những nghiên cứu của nhóm tác giả trong quyển giáo trình này với mong muốn sẽ đóng góp thêm một số cơ sở lý luận về kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nhằm tạo thêm một định hướng tốt cho các nhà làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng và ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh khách sạn.
Date: 2014-07-06
References: Add references at CitEc
Citations:
Downloads: (external link)
https://osf.io/download/5e477eafd662210151993fc8/
Related works:
This item may be available elsewhere in EconPapers: Search for items with the same title.
Export reference: BibTeX
RIS (EndNote, ProCite, RefMan)
HTML/Text
Persistent link: https://EconPapers.repec.org/RePEc:osf:osfxxx:7ysem
DOI: 10.31219/osf.io/7ysem
Access Statistics for this paper
More papers in OSF Preprints from Center for Open Science
Bibliographic data for series maintained by OSF ().