Bài tiểu luận cuối kỳ
Trần Quốc Cương
No 6fu4v, OSF Preprints from Center for Open Science
Abstract:
NẠN THAM NHŨNG VẶT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng vặt được nhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp1. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đặc biệt là nạn tham nhũng vặt trong thời gian tới. Tham nhũng vặt là hành vi “lạm dụng quyền lực được giao của các cán bộ, công chức cấp thấp và cấp trung gian trong tương tác hàng ngày với người dân, thường khi người dân có nhu cầu tiếp cận với hàng hóa hoặc các dịch vụ cơ bản như bệnh viện, trường học, cảnh sát và các cơ quan khác”2. Gọi là “vặt” nhưng đó là những hành vi vi phạm pháp luật, đều là tệ nạn xã hội, cần phải đấu tranh để xóa bỏ. Gọi là “vặt” nhưng hậu quả lại rất lớn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với tệ nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Ngay từ buổi đầu thành lập, tham nhũng đã manh nha xuất hiện trong bộ máy chính quyền của Nhà nước kiểu mới3. Chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu là mối quan tâm lớn, thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Cụ thể, năm 2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Trong năm 2018, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng, kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PCTN. Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá đối với Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng là sự khẳng định những kết quả tích cực trong công tác PCTN ở Việt Nam4.
Date: 2022-07-25
New Economics Papers: this item is included in nep-sea
References: Add references at CitEc
Citations:
Downloads: (external link)
https://osf.io/download/62de337ac79a4c55c29e5f95/
Related works:
This item may be available elsewhere in EconPapers: Search for items with the same title.
Export reference: BibTeX
RIS (EndNote, ProCite, RefMan)
HTML/Text
Persistent link: https://EconPapers.repec.org/RePEc:osf:osfxxx:6fu4v
DOI: 10.31219/osf.io/6fu4v
Access Statistics for this paper
More papers in OSF Preprints from Center for Open Science
Bibliographic data for series maintained by OSF ().